Lịch sử Bộ_luật_Dân_sự_Pháp

Các pháp loại của Bộ Luật Nã Phá Luân không dựa trên luật Pháp trước mà theo Văn Tập Dân Luật là sự thành văn hóa luật La Mã do Justinian làm, bên trong có phần Định Chế[4] phân loại luật pháp thành luật về:

  1. Người
  2. Vật
  3. Hành động

Bộ Luật Nã Phá Luân cũng y theo mà chia thành bốn phần:

  1. Người
  2. Tài sản
  3. Thu mua tài sản
  4. Tố tụng dân sự (chuyển sang luật riêng năm 1806).

Các nỗ lực thành văn hóa trước

Trước Bộ Dân Luật, Pháp không có một tập luật pháp, bấy giờ chủ yếu gồm phong tục tập quán địa phương, đôi khi gom góp thành "tập tục" (coutumes), đáng chú ý có bộ Tập Tục Paris; ngoài ra cũng có miễn trừ, đặc quyền và các ước quyền nhà vua hay các lãnh chúa phong kiến khác ban tặng. Trong Cách Mạng Pháp, mọi tàn dư phong kiến đều quét sạch.

Cụ thể thì đối với dân luật, các luật lệ khác nhau áp dụng ở các nơi trong Pháp thay bằng bộ pháp điển duy nhất. Ngày 5 tháng 10 năm 1790, Đại Hội Chế Hiến biểu quyết thành văn hóa luật lệ Pháp, sau Hiến Pháp năm 1791 ấn định một bộ, và Quốc Hội nhất trí thông qua quyết nghị ngày 4 tháng 9 năm 1791 quy định "sẽ có bộ dân luật cho toàn quốc."[5] Tuy nhiên Đại Hội Quốc Dân mới là cơ quan năm 1793 thành lập ủy ban đặc biệt do Jean-Jacques Régis de Cambacérès đứng đầu, phụ trách việc soạn thảo. Bản thảo năm 1793 (ông được cho kỳ hạn một tháng), 1794 và 1976, Đại Hội Quốc Dân và sau Cục Hành Chính đều phủ quyết cả, quan tâm nhiều hơn sự hỗn loạn từ các cuộc chiến, xung đột với các nước châu Âu khác. Bản đầu tiên có 719 điều và rất cách mạng, nhưng lại quá kỹ thuật và bị chỉ trích vì không đủ cấp tiến, triết học mà không được chấp nhận, bản thứ hai chỉ có 297 điều thì lại quá ngắn và chỉ đơn thuần là sổ tay đạo đức, bản thứ ba mở rộng thành 1,104 điều có đệ trình lên Cục Hành Chính là chính quyền bảo thủ, nhưng thậm chí còn không được bàn luận.

Ủy ban khác thành lập năm 1799 đệ trình tháng 12 cùng năm bản thứ tư, một phần do Jean-Ignace Jacqueminot soạn (1754-1813) và gọi là loi Jacqueminot, xử lý gần như hoàn toàn về người[6] và nhấn mạnh nhu cầu cải cách luật ly dị cách mạng, củng cố quyền lực cha mẹ và mở rộng tự do của người di chúc định đoạt phần miễn phí bất động sản;[7] tất nhiên là phủ quyết.

Cải cách Nã Phá Luân

Nã Phá Luân tiến hành cải cách chế độ pháp luật Pháp theo các ý tưởng Cách Mạng Pháp, bởi các luật lệ hoàng gia, phong kiến cũ có vẻ khó hiểu và mâu thuẫn. Sau nhiều bản thảo bị từ chối của các ủy ban khác, có khởi đầu mới sau khi Napoleon lên nắm quyền năm 1799: ủy ban bốn luật gia kiệt xuất thành lập năm 1800, có Louis-Joseph Fauré và do Cambacérès chủ quản (bấy giờ là Quan Chấp Chính Thứ Hai), đôi khi do Nã Phá Luân là Thứ Nhất. Bộ Luật được hoàn thành năm 1801 sau khi Viện Chính Vụ thẩm nghị kĩ lưỡng, nhưng không ban hành cho đến ngày 21 tháng 3 năm 1804 là "Bộ Dân Luật Pháp" (Code civil des Français), nhưng đặt lại thành "Bộ Luật Nã Phá Luân" (Code Napoléon) từ năm 1807 đến 1815, và một lần nữa sau Đế Quốc Pháp Thứ Hai.

Quá trình bắt nguồn cốt ở các phong tục tập quán, nhưng cũng phát huy từ Văn Tập Dân Luật thế kỷ thứ sáu của Justinian cùng Pháp Điển bên trong, là sự thành văn hóa luật La Mã. Nhưng Bộ Luật Nã Phá Luân khác nhiều về các điểm quan trọng: có tổng hợp mọi điều lệ trước, không chỉ mỗi luật pháp; không phải là bộ sưu tập đoạn trích sửa đổi mà là viết lại toàn diện; cấu trúc hợp lý hơn nhiều; không có nội dung tôn giáo và viết bằng bạch thoại.

Sự phát triển Bộ Dân Luật là thay đổi cơ bản về tính chất của pháp chế đại lục, làm luật pháp rõ ràng dễ hiểu hơn, cũng bỏ qua xung đột giữa quyền lập pháp hoàng gia và thẩm phán đại diện quan điểm, đặc quyền của giai cấp xã hội nằm trong, đặc biệt trong những năm cuối cùng trước Cách Mạng, khiến các nhà cách mạng nhìn nhận thẩm phán làm luật một cách tiêu cực.

Điều này phản ánh trong điều khoản cấm thẩm phán xử kiện bằng cách làm lệ phổ thông (Điều 5), vì thuộc quyền hạn lập pháp, không phải tư pháp. Theo lý thuyết thì không có án lệ pháp ở Pháp, tuy nhiên tòa án vẫn phải lấp khoảng trống trong luật lệ, quy định mà không thể không làm (Điều 4), hơn nữa bộ luật lẫn luật pháp cần giải thích tư pháp; vậy nên một bộ án lệ pháp hình thành. Luật lệ Pháp không có quy định noi theo tiền lệ (tiền lệ trói buộc), nhưng phán quyết của các tòa quan trọng trong thật tế tương đương với án lệ pháp (xem pháp lý bất biến).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bộ_luật_Dân_sự_Pháp http://www.slate.com/articles/news_and_politics/ex... http://www3.interscience.wiley.com/journal/1232705... http://digitalcommons.law.lsu.edu/lalrev/vol10/iss... http://go.galegroup.com.libezp.lib.lsu.edu/ps/i.do... http://go.galegroup.com.libezp.lib.lsu.edu/ps/i.do... http://scholarship.law.upenn.edu/cgi/viewcontent.c... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k1061517/f2.i... http://boutique.dalloz.fr http://www.legifrance.gouv.fr/Droit-francais/Codif... http://www.legifrance.gouv.fr/affichCode.do?cidTex...